Ăn trứng gà như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Trứng gà rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, ăn trứng như thế nào thì tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý sau bạn cần biết để vừa có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ trứng gà vừa có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

Cơ thể chúng ta rất cần protein, cacbon, vitamin, cenlulo, các nguyên tố vi lượng, mỡ và nhiều nguyên tố khác. Đa số các hợp chất cần thiết cho cơ thể trên đều có trong trứng gà. Cứ khoảng 100 gr trứng gà có thể mang lại 10,8 gr protein, 680 gr cholesteron. Đây không chỉ là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hệ thần kinh trong nào mà còn là chất cấu tạo nên vitamin D. Ngoài cholesteron ra, trứng gà còn chứa rất nhiều các loại vitamin giúp tăng trí nhớ. Chính vì vậy, ăn nhiều trứng gà rất có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bổ sung trứng gà thế nào cho phù hợp, không quá lượng cần thiết, là điều mà ai cũng cần phải lưu ý. Sau đây là một số điều bạn cần biết khi ăn trứng gà để vừa khỏe vừa an toàn:

Chọn trứng

Nhiều người lo lắng khi tình trạng trứng gà bị tẩy trắng axit có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn trứng vô cùng quan trọng. Bạn nên chú ý đến nguồn gốc sản phẩm, nên mua trứng ở siêu thị và những cơ sở đã được kiểm dịch sẽ giúp giảm nguy cơ mua phải trứng tẩy trắng.

Trứng gà ta bé hơn, hình dáng lớn - nhỏ, tròn - dài khác nhau, chỉ nặng trên dưới 45g. 
Vỏ màu trắng, bóng tự nhiên và hay có vết bẩn dính trên vỏ.
Ảnh minh họa.

Cách nhận biết như sau:

-Trứng gà công nghiệp bị tẩy trắng sẽ dễ vỡ, nhanh hỏng hơn so với trứng gà xịn (do vỏ bị bào mỏng, lòng trứng bở, phân hủy protein nhanh hơn).

-Giá trứng gà thật luôn đắt hơn hẳn trứng gà công nghiệp tẩy trắng.

-Trứng gà tẩy trắng có màu trắng hơi phớt hồng, như có lớp bụi trắng phủ lên, không có độ bóng, vỏ xù xì, sạch và đều, thể tích lớn hơn (trọng lượng từ 55 - 60g).

-Trứng gà ta bé hơn, hình dáng lớn - nhỏ, tròn - dài khác nhau, chỉ nặng trên dưới 45g. Vỏ màu trắng, bóng tự nhiên và hay có vết bẩn dính trên vỏ.

-Xoa tay vào vỏ trứng sẽ cảm nhận rõ hơn về độ nhẵn bóng tự nhiên của trứng gà ta thật so với trứng giả.

-Trứng gà ta giả ít được bày bán công khai, ai mua mới lấy ra.

Lưu ý: Khi mua nhầm trứng tẩy trắng, vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu thấy lòng trắng trứng và lòng đỏ không đông rắn, không bị đục là vẫn dùng được. Nếu thấy lòng trắng không trong suốt, mà ngả màu trắng, hoặc bị vón cục, lợn cợn thì nên bỏ vì rất có thể đó là trứng gà công nghiệp bị nhiễm hóa chất tẩy trắng vào bên trong, hoặc đã quá hạn sử dụng.

Chế biến

Theo tin tức từ Dân trí, trứng gà khi chưa nấu chín kỹ như trứng chần, trứng tráng sơ qua thì cơ thể rất khó hấp thu chất đạm (protein). Theo PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm: “Trứng chưa chín sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng”.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên nấu trứng chín quá bởi sẽ làm phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng.
Trứng gà khi chưa nấu chín kỹ như trứng chần, trứng tráng sơ qua thì cơ thể rất khó hấp thu chất đạm (protein).
Ảnh minh họa

Trứng gà luộc xong ngâm nước lã khiến các vi sinh vật dễ tấn công vào trong làm nhanh biến chất. Trứng lòng đào để qua đêm dễ sinh vi khuẩn, biến chất, làm mất dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.

Bạn nên ăn trứng luộc bởi vì trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.

Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần, khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Ăn thế nào là đủ và đúng?
Trong trứng có chứa rất nhiều dinh dưỡng, thế nhưng ăn sao cho hợp lý và vừa đủ để có lợi nhất có sức khỏe? Lượng trứng nạp vào cơ thể tùy thuộc vào từng nhóm người: Với người lớn, bạn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần. Người đang mang thai cũng nên ăn trứng hợp lý, không nên ăn quá nhiều. Với trẻ nhỏ, ăn trứng cần phải lưu ý nhiều hơn. Cụ thể: Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần. Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa trong 1 tuần. Trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.


Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng,

ăn nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, một số nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng là: những người bị mắc bệnh gan, tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, trong trứng có chất gây dị ứng nên nếu bị dị ứng thì không nên ăn trứng.

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, ăn nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn…

Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%.

Nguồn Tổng hợp

Đăng nhận xét