Trứng gà vỏ trắng tốt hơn trứng gà vỏ nâu. Trứng gà sạch là trứng được rửa sạch vỏ đóng hộp dán nhãn mác bán trong siêu thị. Và ăn lòng đỏ mới bổ vì nhiều chất dinh dưỡng, còn lòng trắng thì không. Đây là những ngộ nhận hết sức điển hình về trứng gà mà nhiều “bà chủ gian bếp” hiện nay đang gặp phải.

Đừng nghĩ trứng vỏ nâu là trứng gà công nghiệp nữa
Đã từ rất lâu, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng, sự khác biệt về màu sắc của lớp vỏ trứng chủ yếu do đặc điểm di truyền và không ảnh hưởng đến dinh dưỡng bên trong quả trứng. Tức là giống gà lông trắng tai trắng thường sẽ đẻ ra quả trứng màu trắng, giống gà lông vàng nâu tai đỏ thường đẻ ra quả trứng vỏ nâu. Bởi thế, nếu ai còn nghĩ ăn trứng gà ta vỏ trắng hồng sẽ nhiều dinh dưỡng và thơm ngon hơn trắng gà công nghiệp vỏ nâu thì hãy dừng lại, vì những suy nghĩ này đã cũ lắm rồi.
Màu sắc trứng gà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong quả trứng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp quốc tế, thì những yếu tố quyết định đến thành phần dinh dưỡng trong trứng gà phải kể đến như: thức ăn, nước uống, quy trình chăm sóc và môi trường chăn nuôi. Bởi vậy, gà công nghiệp được nuôi trong môi trường tốt, với nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ sản xuất ra những quả trứng chất lượng không kém gì trứng gà ta.
Ngược lại, đàn gà ta được cho ăn ngô, thóc, gạo, cơm… sẽ chỉ đảm bảo việc ăn no, chưa được tính toán về tiêu chuẩn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, môi trường chăn thả tự nhiên, nước uống chưa qua xử lý cũng có thể khiến gà dễ bị tiêu chảy hơn, làm giảm sức đề kháng của gà, đến khi ốm sẽ lại phải dùng kháng sinh… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của trứng gà.
Trứng gà sạch không phải là trứng gà “vỏ sạch”
Nhiều bà nội trợ lựa chọn mua trứng gà sạch ở các siêu thị với niềm tin trứng đảm bảo hơn. Nhiều chị em còn thẳng thắn trả lời, trứng gà sạch là trứng gà đã được rửa nước sạch, đóng hộp, tem nhãn ngày sản xuất và hạn sử dụng đầy đủ. Thế là yên tâm! Đồng ý là có những loại trứng gà sạch đúng là chỉ có vài tiêu chí như chị em đưa ra ấy. Nhưng nếu đánh đồng tất cả trứng gà cộp mác sạch chỉ như vậy thôi thì thật tai hại.
Nhận định về điều này, các chuyên gia cho biết: Trứng gà sạch phải là trứng gà được sản xuất theo quy trình khép kín, được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu thức ăn đầu vào, con giống, quy trình chăn nuôi, phòng chữa bệnh dịch, khử trùng và đóng gói sản phẩm.
Ở Việt Nam, ngoài trang trại gà đẻ ở Bắc Ninh với quy mô gần 50.000 con được áp dụng phương pháp nuôi theo quy trình khép kín, nhà máy trứng gà sạch ĐTK ở Phú Thọ với công nghệ hiện đại từ nhiều nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật, Isarel được xây dựng với công suất 175 triệu quả trứng/năm đã đáp ứng nhu cầu trứng sạch của hàng triệu người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất trứng gà khép kín tại Nhà máy sản xuất Trứng gà sạch ĐTK
 
Cảm quan về trứng gà sạch bạn nên biết:
+ Vỏ trứng gà sạch sẫm màu hơn và có độ ráp, cứng hơn trứng bình thường.
+ Khi đập trứng ra bát, lòng đỏ và lòng trắng trứng vẫn giữ nguyên và không tan vào nhau.
+ Trứng gà sạch có mùi rất tanh.
+ Rất khỏ tách rời lòng trắng trứng khỏi vỏ.
+ Khi soi trứng gà sạch dưới nguồn sáng sẽ thấy lòng đỏ trứng tròn, nằm ở vị trí chính giữa và dường như không di động.
+ Quan trọng nhất, bạn được “nhà sản xuất” công khai mọi thông tin về quy trình làm ra quả trứng: từ giống gà, thức ăn nước uống đầu vào, quy trình chăn nuôi, phòng chữa bệnh dịch, khử trùng tới đóng gói sản phẩm.
Lòng đỏ trứng gà có thật “bổ” hơn không?
Nếu gà mẹ được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng trong thức ăn, nước uống sẽ cho ra những quả trứng nhiều dưỡng chất. Đáng chú ý là các dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, vitamin… đều tập trung cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng gà, chứ không phải chỉ lòng đỏ như nhiều người vẫn tưởng.
Bảng so sánh thành phần trung bình của lòng đỏ và lòng trắng (trên cùng 1 đơn vị khối lượng)
 
Thành phần
Nước (%)
Protein (%)
Lipit (%)
Glucid (%)
Khoáng (%)
Vỏ
1
3-7


93-97
Lòng trắng
86-88
10,5-12,3
0,3
0,5-0,9
0,3-0,6 (S, K, Na, Cl, Ca, Fe…)
Lòng đỏ
47-50
15-17
27-36
0,7-1
0,7-1,6
Căn cứ theo nhu cầu của cơ thể, mỗi người có thể lựa chọn ăn lòng trắng hay lòng đỏ nhiều hơn. Ví dụ như lòng đỏ trứng gà sẽ giàu protein hơn lòng trắng; lòng đỏ giàu lipit hơn nhiều lần so với lòng trắng thế nên nó cũng là khắc tinh với những người cholesteron trong máu cao; hoặc lòng đỏ cũng có hàm lượng glucid nhỉnh hơn lòng trắng chút xíu. Tuy nhiên, khối lượng lòng trắng bao giờ cũng nhiều hơn, nên xét cụ thể về giá trị dinh dưỡng ở lòng trắng và lòng đỏ cũng không có nhiều khác biệt.
Giá trị dinh dưỡng trong lòng đỏ chỉ “nhỉnh” hơn lòng trắng chút ít.

Ngọc Ngân

3 quan điểm sai lầm thường gặp khi chọn trứng gà

Trứng gà vỏ trắng tốt hơn trứng gà vỏ nâu. Trứng gà sạch là trứng được rửa sạch vỏ đóng hộp dán nhãn mác bán trong siêu thị. Và ăn lòng đỏ mới bổ vì nhiều chất dinh dưỡng, còn lòng trắng thì không. Đây là những ngộ nhận hết sức điển hình về trứng gà mà nhiều “bà chủ gian bếp” hiện nay đang gặp phải.

Đừng nghĩ trứng vỏ nâu là trứng gà công nghiệp nữa
Đã từ rất lâu, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng, sự khác biệt về màu sắc của lớp vỏ trứng chủ yếu do đặc điểm di truyền và không ảnh hưởng đến dinh dưỡng bên trong quả trứng. Tức là giống gà lông trắng tai trắng thường sẽ đẻ ra quả trứng màu trắng, giống gà lông vàng nâu tai đỏ thường đẻ ra quả trứng vỏ nâu. Bởi thế, nếu ai còn nghĩ ăn trứng gà ta vỏ trắng hồng sẽ nhiều dinh dưỡng và thơm ngon hơn trắng gà công nghiệp vỏ nâu thì hãy dừng lại, vì những suy nghĩ này đã cũ lắm rồi.
Màu sắc trứng gà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong quả trứng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp quốc tế, thì những yếu tố quyết định đến thành phần dinh dưỡng trong trứng gà phải kể đến như: thức ăn, nước uống, quy trình chăm sóc và môi trường chăn nuôi. Bởi vậy, gà công nghiệp được nuôi trong môi trường tốt, với nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ sản xuất ra những quả trứng chất lượng không kém gì trứng gà ta.
Ngược lại, đàn gà ta được cho ăn ngô, thóc, gạo, cơm… sẽ chỉ đảm bảo việc ăn no, chưa được tính toán về tiêu chuẩn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, môi trường chăn thả tự nhiên, nước uống chưa qua xử lý cũng có thể khiến gà dễ bị tiêu chảy hơn, làm giảm sức đề kháng của gà, đến khi ốm sẽ lại phải dùng kháng sinh… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của trứng gà.
Trứng gà sạch không phải là trứng gà “vỏ sạch”
Nhiều bà nội trợ lựa chọn mua trứng gà sạch ở các siêu thị với niềm tin trứng đảm bảo hơn. Nhiều chị em còn thẳng thắn trả lời, trứng gà sạch là trứng gà đã được rửa nước sạch, đóng hộp, tem nhãn ngày sản xuất và hạn sử dụng đầy đủ. Thế là yên tâm! Đồng ý là có những loại trứng gà sạch đúng là chỉ có vài tiêu chí như chị em đưa ra ấy. Nhưng nếu đánh đồng tất cả trứng gà cộp mác sạch chỉ như vậy thôi thì thật tai hại.
Nhận định về điều này, các chuyên gia cho biết: Trứng gà sạch phải là trứng gà được sản xuất theo quy trình khép kín, được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu thức ăn đầu vào, con giống, quy trình chăn nuôi, phòng chữa bệnh dịch, khử trùng và đóng gói sản phẩm.
Ở Việt Nam, ngoài trang trại gà đẻ ở Bắc Ninh với quy mô gần 50.000 con được áp dụng phương pháp nuôi theo quy trình khép kín, nhà máy trứng gà sạch ĐTK ở Phú Thọ với công nghệ hiện đại từ nhiều nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật, Isarel được xây dựng với công suất 175 triệu quả trứng/năm đã đáp ứng nhu cầu trứng sạch của hàng triệu người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất trứng gà khép kín tại Nhà máy sản xuất Trứng gà sạch ĐTK
 
Cảm quan về trứng gà sạch bạn nên biết:
+ Vỏ trứng gà sạch sẫm màu hơn và có độ ráp, cứng hơn trứng bình thường.
+ Khi đập trứng ra bát, lòng đỏ và lòng trắng trứng vẫn giữ nguyên và không tan vào nhau.
+ Trứng gà sạch có mùi rất tanh.
+ Rất khỏ tách rời lòng trắng trứng khỏi vỏ.
+ Khi soi trứng gà sạch dưới nguồn sáng sẽ thấy lòng đỏ trứng tròn, nằm ở vị trí chính giữa và dường như không di động.
+ Quan trọng nhất, bạn được “nhà sản xuất” công khai mọi thông tin về quy trình làm ra quả trứng: từ giống gà, thức ăn nước uống đầu vào, quy trình chăn nuôi, phòng chữa bệnh dịch, khử trùng tới đóng gói sản phẩm.
Lòng đỏ trứng gà có thật “bổ” hơn không?
Nếu gà mẹ được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng trong thức ăn, nước uống sẽ cho ra những quả trứng nhiều dưỡng chất. Đáng chú ý là các dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, vitamin… đều tập trung cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng gà, chứ không phải chỉ lòng đỏ như nhiều người vẫn tưởng.
Bảng so sánh thành phần trung bình của lòng đỏ và lòng trắng (trên cùng 1 đơn vị khối lượng)
 
Thành phần
Nước (%)
Protein (%)
Lipit (%)
Glucid (%)
Khoáng (%)
Vỏ
1
3-7


93-97
Lòng trắng
86-88
10,5-12,3
0,3
0,5-0,9
0,3-0,6 (S, K, Na, Cl, Ca, Fe…)
Lòng đỏ
47-50
15-17
27-36
0,7-1
0,7-1,6
Căn cứ theo nhu cầu của cơ thể, mỗi người có thể lựa chọn ăn lòng trắng hay lòng đỏ nhiều hơn. Ví dụ như lòng đỏ trứng gà sẽ giàu protein hơn lòng trắng; lòng đỏ giàu lipit hơn nhiều lần so với lòng trắng thế nên nó cũng là khắc tinh với những người cholesteron trong máu cao; hoặc lòng đỏ cũng có hàm lượng glucid nhỉnh hơn lòng trắng chút xíu. Tuy nhiên, khối lượng lòng trắng bao giờ cũng nhiều hơn, nên xét cụ thể về giá trị dinh dưỡng ở lòng trắng và lòng đỏ cũng không có nhiều khác biệt.
Giá trị dinh dưỡng trong lòng đỏ chỉ “nhỉnh” hơn lòng trắng chút ít.

Ngọc Ngân
Ðọc thêm..
Mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng, trang trại lợn bán hoang dã của thầy giáo người Mường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thầy giáo Hoàng Văn Thuận (Quê Sụ, Cao Răm, Hòa Bình) chăn nuôi lợn rừng, lợn mán theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng.
Hàng sáng thầy đi dạy, chiều về cùng với 2 nhân công khác chăm sóc đàn lợn.
Tổng diện tích đất đồi 4 ha chủ yếu trồng bạch đàn, bên dưới chăn thả lợn. Toàn bộ được chia thành 3 khu, khu chăn nuôi lợn nái đẻ, khu chăn nuôi lợn con, khu thả lợn chạy đồi. Mô hình chăn nuôi của gia đình là thả rông, ngày cho ăn hai lần, không mất nhiều thời gian chăm sóc. 
"Năm 2004, Nhà nước hỗ trợ con lợn rừng đầu tiên với mục đích cải thiện giống lợn bản địa, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ con giống ban đầu đã gây ra được nhiều cá thể. Sau nhiều năm nuôi, lai tạo tự nhiên, hiện trại đã có hơn 300 cá thể cả lợn mán và lợn rừng đủ tuổi xuất chuồng.
Lợn giống bố được bắn khuyên vào tai, giúp chủ trang trại theo dõi nhằm tuyển chọn để tránh cận huyết khi lai tạo, giao phối. Lợn đực gây giống trong khoảng vài năm sẽ phải thay thế lợn bố mẹ mới.
"Giai đoạn chuyển giao lợn giống ban đầu, để sở hữu một con lợn đực giống phải bỏ ra gần 40 triệu đồng, vượt quá số tiền lương công chức dành dụm một năm của 2 vợ chồng", chị Linh vợ anh Thuận nói.
Thức ăn chính của lợn là cỏ voi, chuối rừng, ngoài ra còn được bổ sung thêm ngô, cám gạo, bã bia, cỏ voi, cây dược liệu. Các loại cây dược liệu như hoàn ngọc, cây sài đất, chè khổng lồ có tác dụng phòng bệnh và cho hàm lượng đạm trong thịt cao. 
Cây hoàn ngọc là một trong những vị thuốc nam được sử dụng thường xuyên nhất, làm thức ăn trực tiếp hoặc trộn lẫn với các loại thức ăn khác để tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, thịt săn chắc. 
"Áp dụng mô hình nuôi dưỡng bán hoang dã dưới tán rừng nên ngày cho ăn 2 bữa, mỗi bữa một lượng ít gọi là thức ăn bổ sung. Việc tạo thức ăn đặc trưng là để quản lý, theo dõi tốt từng cá thể, đặc biệt là khi lợn có bệnh", anh Thuận nói.
Diện tích rộng nên mỗi lần cho ăn phải dùng kẻng để gọi các cá thể lợn về.
Lợn nuôi kiểu bán hoang dã có đặc điểm là sức đề kháng tốt, lợn khỏe, thịt săn chắc. Lợn mán nuôi từ 8 tháng đạt 15kg, lợn rừng một năm đạt 25kg là có thể xuất chuồng. Theo định kỳ tiêm phòng một số loại: Tụ huyết trùng, thương hàn, tả,... nên lợn khỏe mạnh. 
Lợn được nuôi bán hoang dã nhưng khá thân thiện. 
Giá lợn nuôi trên trường đang thấp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến giá lợn rừng, lợn mán. Hiện tại lợn rừng có giá 100.000 đồng một kg, lợn mán là 80.000 đồng.
Gia đình cũng nhận hỗ trợ giống của Chương trình hỗ trợ định canh định cư, liên kết giữa các gia đình nhận và cho giống để nhân lên số hộ chăn nuôi lợn rừng, giúp nhau phát triển sản xuất.
 
ĐTK tổng hợp theo bizlive

Thầy giáo Mường nuôi lợn bán hoang dã thu 800 triệu mỗi năm

Mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng, trang trại lợn bán hoang dã của thầy giáo người Mường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thầy giáo Hoàng Văn Thuận (Quê Sụ, Cao Răm, Hòa Bình) chăn nuôi lợn rừng, lợn mán theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng.
Hàng sáng thầy đi dạy, chiều về cùng với 2 nhân công khác chăm sóc đàn lợn.
Tổng diện tích đất đồi 4 ha chủ yếu trồng bạch đàn, bên dưới chăn thả lợn. Toàn bộ được chia thành 3 khu, khu chăn nuôi lợn nái đẻ, khu chăn nuôi lợn con, khu thả lợn chạy đồi. Mô hình chăn nuôi của gia đình là thả rông, ngày cho ăn hai lần, không mất nhiều thời gian chăm sóc. 
"Năm 2004, Nhà nước hỗ trợ con lợn rừng đầu tiên với mục đích cải thiện giống lợn bản địa, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ con giống ban đầu đã gây ra được nhiều cá thể. Sau nhiều năm nuôi, lai tạo tự nhiên, hiện trại đã có hơn 300 cá thể cả lợn mán và lợn rừng đủ tuổi xuất chuồng.
Lợn giống bố được bắn khuyên vào tai, giúp chủ trang trại theo dõi nhằm tuyển chọn để tránh cận huyết khi lai tạo, giao phối. Lợn đực gây giống trong khoảng vài năm sẽ phải thay thế lợn bố mẹ mới.
"Giai đoạn chuyển giao lợn giống ban đầu, để sở hữu một con lợn đực giống phải bỏ ra gần 40 triệu đồng, vượt quá số tiền lương công chức dành dụm một năm của 2 vợ chồng", chị Linh vợ anh Thuận nói.
Thức ăn chính của lợn là cỏ voi, chuối rừng, ngoài ra còn được bổ sung thêm ngô, cám gạo, bã bia, cỏ voi, cây dược liệu. Các loại cây dược liệu như hoàn ngọc, cây sài đất, chè khổng lồ có tác dụng phòng bệnh và cho hàm lượng đạm trong thịt cao. 
Cây hoàn ngọc là một trong những vị thuốc nam được sử dụng thường xuyên nhất, làm thức ăn trực tiếp hoặc trộn lẫn với các loại thức ăn khác để tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, thịt săn chắc. 
"Áp dụng mô hình nuôi dưỡng bán hoang dã dưới tán rừng nên ngày cho ăn 2 bữa, mỗi bữa một lượng ít gọi là thức ăn bổ sung. Việc tạo thức ăn đặc trưng là để quản lý, theo dõi tốt từng cá thể, đặc biệt là khi lợn có bệnh", anh Thuận nói.
Diện tích rộng nên mỗi lần cho ăn phải dùng kẻng để gọi các cá thể lợn về.
Lợn nuôi kiểu bán hoang dã có đặc điểm là sức đề kháng tốt, lợn khỏe, thịt săn chắc. Lợn mán nuôi từ 8 tháng đạt 15kg, lợn rừng một năm đạt 25kg là có thể xuất chuồng. Theo định kỳ tiêm phòng một số loại: Tụ huyết trùng, thương hàn, tả,... nên lợn khỏe mạnh. 
Lợn được nuôi bán hoang dã nhưng khá thân thiện. 
Giá lợn nuôi trên trường đang thấp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến giá lợn rừng, lợn mán. Hiện tại lợn rừng có giá 100.000 đồng một kg, lợn mán là 80.000 đồng.
Gia đình cũng nhận hỗ trợ giống của Chương trình hỗ trợ định canh định cư, liên kết giữa các gia đình nhận và cho giống để nhân lên số hộ chăn nuôi lợn rừng, giúp nhau phát triển sản xuất.
 
ĐTK tổng hợp theo bizlive
Ðọc thêm..
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản phẩm chăn nuôi của nước ta đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và có dư để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có một số sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn choai đông lạnh được xuất khẩu chính ngạch sang một số thị trường như: Hồng Công (Trung Quốc), Ma-lai-xi-a; trứng gia cầm đã qua chế biến (trứng vịt muối, trứng chim cút…) xuất sang Nhật Bản, Xin-ga-po.

Theo Cục Thú y, năm 2016, sản lượng thịt lợn xuất khẩu đạt khoảng 11 nghìn tấn (trị giá khoảng 100 triệu USD). Trong năm tháng đầu năm 2017, xuất khẩu đạt khoảng 10.600 tấn (trị giá khoảng 46 triệu USD).
Thực tế trên cũng là một nghịch lý, bởi trong mấy năm qua, ngành chăn nuôi luôn có sự tăng trưởng tốt, song sản phẩm làm ra lại chưa thể xuất khẩu tương xứng với tiềm năng. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia chăn nuôi, thú y cho rằng, tiêu chuẩn khó nhất với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm chăn nuôi phải xuất phát từ vùng hoặc cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là đối với sản phẩm tươi sống.
Song, đến nay chúng ta vẫn chưa có vùng an toàn dịch bệnh được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận; không có chuỗi sản xuất thịt bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối (sản phẩm xuất khẩu). Phần lớn các cơ sở giết mổ đều chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, không có hệ thống sơ chế, chế biến sâu, bảo quản sản phẩm để xuất khẩu. Trong khi đó, các nước có nhu cầu nhập khẩu đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm cuối cùng, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi nhìn chung còn cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Đây cũng là hệ quả của những bất cập đã tồn tại khá lâu trong ngành chăn nuôi. Đó là chúng ta chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi tổng thể, một số địa phương đã tiến hành quy hoạch nhưng hầu hết cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư. Tổ chức sản xuất còn bất cập, liên kết sản xuất lỏng lẻo. Còn rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ đan xen với cơ sở chăn nuôi tập trung, cho nên chưa hình thành được các vành đai an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi tập trung. Chưa tạo được các chuỗi sản xuất thịt lợn, thịt gà có kiểm soát theo hình thức khép kín đến sản phẩm xuất khẩu, bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Vì vậy, để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, cần có một chiến lược bài bản, từ quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn, đến định hướng sản phẩm theo thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại. Theo đó, các địa phương cần tập trung việc quy hoạch vùng chăn nuôi, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, theo yêu cầu của OIE, như lở mồm long móng, dịch tả lợn, cúm gia cầm. Cùng với đó, cần sự tiếp sức của các doanh nghiệp nhằm tổ chức xây dựng đề án sản xuất theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, nuôi thương phẩm không có tồn dư các hóa chất (kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng...), đến hệ thống dây chuyền giết mổ và pha lóc, hệ thống bảo quản mát, cấp đông…
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nên hướng đến sản xuất các sản phẩm đã qua chế biến. Muốn vậy, phải đầu tư đồng bộ, có kho lạnh trữ hàng, dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế nhằm tạo ra những sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
 
ĐTK tổng hợp theo nhandan

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản phẩm chăn nuôi của nước ta đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và có dư để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có một số sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn choai đông lạnh được xuất khẩu chính ngạch sang một số thị trường như: Hồng Công (Trung Quốc), Ma-lai-xi-a; trứng gia cầm đã qua chế biến (trứng vịt muối, trứng chim cút…) xuất sang Nhật Bản, Xin-ga-po.

Theo Cục Thú y, năm 2016, sản lượng thịt lợn xuất khẩu đạt khoảng 11 nghìn tấn (trị giá khoảng 100 triệu USD). Trong năm tháng đầu năm 2017, xuất khẩu đạt khoảng 10.600 tấn (trị giá khoảng 46 triệu USD).
Thực tế trên cũng là một nghịch lý, bởi trong mấy năm qua, ngành chăn nuôi luôn có sự tăng trưởng tốt, song sản phẩm làm ra lại chưa thể xuất khẩu tương xứng với tiềm năng. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia chăn nuôi, thú y cho rằng, tiêu chuẩn khó nhất với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm chăn nuôi phải xuất phát từ vùng hoặc cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là đối với sản phẩm tươi sống.
Song, đến nay chúng ta vẫn chưa có vùng an toàn dịch bệnh được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận; không có chuỗi sản xuất thịt bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối (sản phẩm xuất khẩu). Phần lớn các cơ sở giết mổ đều chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, không có hệ thống sơ chế, chế biến sâu, bảo quản sản phẩm để xuất khẩu. Trong khi đó, các nước có nhu cầu nhập khẩu đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm cuối cùng, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi nhìn chung còn cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Đây cũng là hệ quả của những bất cập đã tồn tại khá lâu trong ngành chăn nuôi. Đó là chúng ta chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi tổng thể, một số địa phương đã tiến hành quy hoạch nhưng hầu hết cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư. Tổ chức sản xuất còn bất cập, liên kết sản xuất lỏng lẻo. Còn rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ đan xen với cơ sở chăn nuôi tập trung, cho nên chưa hình thành được các vành đai an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi tập trung. Chưa tạo được các chuỗi sản xuất thịt lợn, thịt gà có kiểm soát theo hình thức khép kín đến sản phẩm xuất khẩu, bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Vì vậy, để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, cần có một chiến lược bài bản, từ quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn, đến định hướng sản phẩm theo thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại. Theo đó, các địa phương cần tập trung việc quy hoạch vùng chăn nuôi, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, theo yêu cầu của OIE, như lở mồm long móng, dịch tả lợn, cúm gia cầm. Cùng với đó, cần sự tiếp sức của các doanh nghiệp nhằm tổ chức xây dựng đề án sản xuất theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, nuôi thương phẩm không có tồn dư các hóa chất (kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng...), đến hệ thống dây chuyền giết mổ và pha lóc, hệ thống bảo quản mát, cấp đông…
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nên hướng đến sản xuất các sản phẩm đã qua chế biến. Muốn vậy, phải đầu tư đồng bộ, có kho lạnh trữ hàng, dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế nhằm tạo ra những sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
 
ĐTK tổng hợp theo nhandan
Ðọc thêm..
Nhờ công tác tuyên truyền và việc tăng chế tài xử phạt đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, việc ngăn chặn sử dụng chất cấm đã mang lại hiệu quả đáng kể.

Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, việc ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như salbutamol, vàng ô... (hay còn gọi là chất tạo nạc) được nêu lên như một điểm sáng.
Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên từ các vùng chăn nuôi trọng điểm tại Đông Nam Bộ, hiện nay từ "chất cấm" đã không còn là từ được người chăn nuôi và người tiêu dùng nhắc đến. Kết quả này sẽ là bài học cho chủ trương quản lý và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian tới.
Hộ chăn nuôi của anh Trần Quốc Phong tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, dù đã từng không ít lần bị các thương lái dụ dỗ cho lợn sử dụng chất cấm để được mua với giá cao hơn so với giá thị trường, nhưng 2 năm nay gia đình anh đã kiên quyết nói không với chất cấm.
Theo Cục Chăn nuôi, chế tài quyết liệt và đủ mạnh chính là yếu tố để ngăn chặn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Mức phạt gấp 8 - 10 lần, từ chỗ chỉ phạt 15 - 20 triệu đồng, tăng lên 100 - 200 triệu đồng, thậm chí tình tiết nặng có thể lên đến 1 tỷ đồng. Không chỉ dừng ở phạt thật nặng, với các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, Luật Hình sự đã nâng mức xử phạt 20 năm tù giam. Những chế tài mạnh đã ngay lập tức có sức răn đe mạnh mẽ.
Từ tháng 9/2016 đến nay, cả nước không phát hiện được bất cứ một vụ mua bán hay sử dụng Salbutamol nào. Hiện Luật Dược của Bộ Y tế cũng đã đưa chất này vào diện kiểm soát đặc biệt, nghĩa là doanh nghiệp nhập khẩu phải giải trình được nhập bao nhiêu và sử dụng như thế nào mới cho nhập. Với việc chặn nguồn cung, cộng với nhận thức, hiểu biết của nông dân đã tăng cao, nên Sabultamol đã được loại trừ gần như hoàn toàn. Hiện đã có 350. 000 cơ sở ký cam kết không sử dụng chất cấm.
ĐTK tổng hợp theo vtv

Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi: Nói không với chất cấm

Nhờ công tác tuyên truyền và việc tăng chế tài xử phạt đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, việc ngăn chặn sử dụng chất cấm đã mang lại hiệu quả đáng kể.

Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, việc ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như salbutamol, vàng ô... (hay còn gọi là chất tạo nạc) được nêu lên như một điểm sáng.
Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên từ các vùng chăn nuôi trọng điểm tại Đông Nam Bộ, hiện nay từ "chất cấm" đã không còn là từ được người chăn nuôi và người tiêu dùng nhắc đến. Kết quả này sẽ là bài học cho chủ trương quản lý và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian tới.
Hộ chăn nuôi của anh Trần Quốc Phong tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, dù đã từng không ít lần bị các thương lái dụ dỗ cho lợn sử dụng chất cấm để được mua với giá cao hơn so với giá thị trường, nhưng 2 năm nay gia đình anh đã kiên quyết nói không với chất cấm.
Theo Cục Chăn nuôi, chế tài quyết liệt và đủ mạnh chính là yếu tố để ngăn chặn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Mức phạt gấp 8 - 10 lần, từ chỗ chỉ phạt 15 - 20 triệu đồng, tăng lên 100 - 200 triệu đồng, thậm chí tình tiết nặng có thể lên đến 1 tỷ đồng. Không chỉ dừng ở phạt thật nặng, với các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, Luật Hình sự đã nâng mức xử phạt 20 năm tù giam. Những chế tài mạnh đã ngay lập tức có sức răn đe mạnh mẽ.
Từ tháng 9/2016 đến nay, cả nước không phát hiện được bất cứ một vụ mua bán hay sử dụng Salbutamol nào. Hiện Luật Dược của Bộ Y tế cũng đã đưa chất này vào diện kiểm soát đặc biệt, nghĩa là doanh nghiệp nhập khẩu phải giải trình được nhập bao nhiêu và sử dụng như thế nào mới cho nhập. Với việc chặn nguồn cung, cộng với nhận thức, hiểu biết của nông dân đã tăng cao, nên Sabultamol đã được loại trừ gần như hoàn toàn. Hiện đã có 350. 000 cơ sở ký cam kết không sử dụng chất cấm.
ĐTK tổng hợp theo vtv
Ðọc thêm..
Tọa đàm “Ngành chăn nuôi Đồng Nai thời kỳ hội nhập” diễn ra mới đây tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã ghi nhận nhiều giải pháp giúp ngành này không còn rơi cảnh khủng hoảng rớt giá, dần phát triển bền vững hơn…

Đồng Nai đang nỗ lực tìm đường ra cho ngành chăn nuôi
Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, trước đây, Đồng Nai xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc từ 5.000 – 6.000 con heo/ngày, thì thời gian qua còn chưa đầy 1.500 con/ngày. Về giá bán, so với cùng thời điểm năm ngoái đã “bốc hơi” trên 50% (từ trên 50.000 đồng/kg xuống còn khoảng 24.000 đồng/kg); tương tự giá gà trắng cũng chỉ còn 26.000 đồng/kg, gà màu 33.000 đồng/kg (lỗ 6.000 – 7.000 đồng/kg).
Trước tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp khó khăn, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và các địa phương tổ chức 14 điểm bán thịt heo bình ổn giá cho người tiêu dùng, đồng thời giúp người chăn nuôi bán heo với giá tốt hơn.
Về lâu dài, Sở NN-PTNT đang tập trung thông tin tuyên truyền đến người chăn nuôi về giá cả thị trường, tình hình lưu thông sản phẩm trong và ngoài nước để người dân điều chỉnh việc tái đàn. Đồng thời, Sở tăng cường công tác vận động, khuyến khích phát triển chăn nuôi heo theo các chuỗi liên kết thông qua việc thành lập các tổ hợp tác, HTX để liên kết chuỗi sản xuất. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, VietGAHP, giảm giá thành bằng cách tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào để phối trộn thức ăn, giảm khâu trung gian.
Sở cũng phối hợp với các ban, ngành, địa phương đề nghị tăng cường xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh lưu thông sản phẩm chăn nuôi. Triển khai việc kết nối thu mua, tiêu thụ sản phẩm thông qua các DN như Vissan, MM Mega Market, Rosy và các chuỗi đang có như San Hà, Bình Minh, Anh Hào Phát, Thuận Trường…
Tương tự, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ phối hợp với Sở NN-PTNT và các địa phương làm việc trực tiếp với các hộ chăn nuôi tự phát, không theo quy trình, không trong quy hoạch để hướng dẫn họ tổ chức theo chuỗi liên kết nhằm tạo nguồn cung ứng bền vững; đồng thời tổ chức tuyên truyền và cảnh báo rủi ro nếu không tham gia chuỗi liên kết.
Sở tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy chế biến sâu để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; đồng thời phối hợp với tham tán thương mại tại các nước để nắm bắt thị trường, giá cả nhằm hỗ trợ thông cho người chăn nuôi trong nước. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với TPHCM hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thu mua heo có truy xuất nguồn gốc để cung cấp vào thị trường thành phố (đây là thị trường chủ lực của tỉnh).
Trong khi đó, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đề xuất xây dựng chợ đầu mối bán thịt gia súc, gia cầm nhằm cung cấp thịt sau giết mổ với giá cả phù hợp, đảm bảo VSATTP, giảm sự độc quyền của trung gian trong việc mua và cung cấp thịt cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường chuyển giao ứng dụng KHKT (giống, vật tư, quy trình chăn nuôi…) cho nông dân để sản phẩm đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi liên kết, hướng đến xuất khẩu tạo giá trị gia tăng.
Đặc biệt, Hội Nông dân đề xuất nhà nước rà soát quy hoạch, định hướng cho người chăn nuôi, đảm bảo có đầu ra ổn định theo nhu cầu thị trường; đồng thời có các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi sớm khôi phục sản xuất.
 
ĐTK tổng hợp theo nongnghiep

Nỗ lực tìm đường ra cho chăn nuôi

Tọa đàm “Ngành chăn nuôi Đồng Nai thời kỳ hội nhập” diễn ra mới đây tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã ghi nhận nhiều giải pháp giúp ngành này không còn rơi cảnh khủng hoảng rớt giá, dần phát triển bền vững hơn…

Đồng Nai đang nỗ lực tìm đường ra cho ngành chăn nuôi
Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, trước đây, Đồng Nai xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc từ 5.000 – 6.000 con heo/ngày, thì thời gian qua còn chưa đầy 1.500 con/ngày. Về giá bán, so với cùng thời điểm năm ngoái đã “bốc hơi” trên 50% (từ trên 50.000 đồng/kg xuống còn khoảng 24.000 đồng/kg); tương tự giá gà trắng cũng chỉ còn 26.000 đồng/kg, gà màu 33.000 đồng/kg (lỗ 6.000 – 7.000 đồng/kg).
Trước tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp khó khăn, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và các địa phương tổ chức 14 điểm bán thịt heo bình ổn giá cho người tiêu dùng, đồng thời giúp người chăn nuôi bán heo với giá tốt hơn.
Về lâu dài, Sở NN-PTNT đang tập trung thông tin tuyên truyền đến người chăn nuôi về giá cả thị trường, tình hình lưu thông sản phẩm trong và ngoài nước để người dân điều chỉnh việc tái đàn. Đồng thời, Sở tăng cường công tác vận động, khuyến khích phát triển chăn nuôi heo theo các chuỗi liên kết thông qua việc thành lập các tổ hợp tác, HTX để liên kết chuỗi sản xuất. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, VietGAHP, giảm giá thành bằng cách tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào để phối trộn thức ăn, giảm khâu trung gian.
Sở cũng phối hợp với các ban, ngành, địa phương đề nghị tăng cường xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh lưu thông sản phẩm chăn nuôi. Triển khai việc kết nối thu mua, tiêu thụ sản phẩm thông qua các DN như Vissan, MM Mega Market, Rosy và các chuỗi đang có như San Hà, Bình Minh, Anh Hào Phát, Thuận Trường…
Tương tự, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ phối hợp với Sở NN-PTNT và các địa phương làm việc trực tiếp với các hộ chăn nuôi tự phát, không theo quy trình, không trong quy hoạch để hướng dẫn họ tổ chức theo chuỗi liên kết nhằm tạo nguồn cung ứng bền vững; đồng thời tổ chức tuyên truyền và cảnh báo rủi ro nếu không tham gia chuỗi liên kết.
Sở tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy chế biến sâu để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; đồng thời phối hợp với tham tán thương mại tại các nước để nắm bắt thị trường, giá cả nhằm hỗ trợ thông cho người chăn nuôi trong nước. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với TPHCM hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thu mua heo có truy xuất nguồn gốc để cung cấp vào thị trường thành phố (đây là thị trường chủ lực của tỉnh).
Trong khi đó, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đề xuất xây dựng chợ đầu mối bán thịt gia súc, gia cầm nhằm cung cấp thịt sau giết mổ với giá cả phù hợp, đảm bảo VSATTP, giảm sự độc quyền của trung gian trong việc mua và cung cấp thịt cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường chuyển giao ứng dụng KHKT (giống, vật tư, quy trình chăn nuôi…) cho nông dân để sản phẩm đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi liên kết, hướng đến xuất khẩu tạo giá trị gia tăng.
Đặc biệt, Hội Nông dân đề xuất nhà nước rà soát quy hoạch, định hướng cho người chăn nuôi, đảm bảo có đầu ra ổn định theo nhu cầu thị trường; đồng thời có các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi sớm khôi phục sản xuất.
 
ĐTK tổng hợp theo nongnghiep
Ðọc thêm..
Bằng sự đam mê và mong muốn giúp nhà nông vơi đi vất vả, anh Phạm Văn Linh (27 tuổi, thôn Tiên Xuân 2, xã Tam Anh Nam, Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã mày mò nghiên cứu, sáng chế ra chiếc máy ấp trứng tự động giá rẻ.

Linh nói, chuyện khởi nghiệp của mình như một giấc mơ. Ngay cả khi bắt đầu mày mò, tìm hiểu để chế tạo máy ấp trứng gia cầm tự động, xuất phát của chàng trai trẻ chỉ giản đơn là mong muốn giúp đỡ cho gia đình. Bí quyết của anh là sự chăm chỉ, dám đối diện thất bại, và cả chút "liều lĩnh" của tuổi trẻ.
Tài không đợi tuổi
Hẹn gặp trong một quán cà phê ở Tam Kỳ, khi anh đang phải ngược xuôi giữa quê và phố để vừa bỏ mối máy ấp trứng tự động, vừa lo những công việc gia đình khi vợ sinh đứa con đầu lòng.
Vẫn dáng vẻ tất tả của một "người nhà quê" như anh tự nhận, Linh đưa tập tài liệu in sẵn, giới thiệu về những loại máy ấp trứng gia cầm do mình tự chế tạo, một kiểu "marketing" rất riêng của anh trong thời gian qua. Tốt nghiệp một trường cao đẳng về công nghệ, anh học liên thông lên đại học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, sau đó trở về quê, xin việc tại một doanh nghiệp ở Chu Lai.
Anh Phạm Văn Linh với chiếc máy ấp trứng do mình chế tạo. Ảnh: THÀNH CÔNG
Ý tưởng khởi nghiệp bắt nguồn từ chính nghề nuôi gà truyền thống của ba mẹ Linh. Anh tâm sự, một lần, khi cùng người nhà đi mua gà giống, anh nảy ra ý định chế tạo máy ấp trứng để giúp ba mẹ. Với giá khoảng 20 nghìn đồng/con gà giống, trong khi giá mỗi trứng gà chỉ ở khoảng vài ba nghìn đồng, khoản tiền chênh lệch sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư con giống cho chính gia đình mình.
Sẵn vốn kiến thức về công nghệ, anh lên mạng tìm thêm tài liệu về chế tạo máy ấp trứng tự động, sau đó tham gia các diễn đàn về công nghệ để trao đổi kỹ thuật lắp ráp, nguồn cung thiết bị. "Với những gì học được, mình bắt tay vào chế tạo máy ấp trứng nhưng... thất bại. Qua nhiều lần thử, tỷ lệ trứng nở vẫn quá thấp so với yêu cầu. Với một người vừa mới bắt đầu như mình, cũng có lúc nản, vì tiền lương kiếm được đều dồn vào mua máy móc" - Linh nhớ lại.
Khoảng thời gian ít ỏi ngoài giờ làm việc ở công ty, Linh dành hết cho việc thử nghiệm chế tạo máy ấp trứng tự động. Thay thế cho những linh kiện tìm tại chỗ thiếu ổn định, chất lượng thấp, anh tìm đến các nguồn cung cấp linh kiện chất lượng hơn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đồng thời những thông số về nhiệt độ, độ ẩm được anh thử nghiệm kỹ càng để cho ra kết quả tốt nhất. Linh cũng tự mày mò để thiết kế được mạch điều khiển tự động hệ thống cân bằng độ ẩm trong máy ấp.
Cuối năm 2015, chiếc máy ấp trứng tự động với sức chứa khoảng 500 trứng được anh chế tạo thành công, tỷ lệ nở đạt đến hơn 90%. "Đây là tỷ lệ nở mức lý tưởng đối với máy ấp trứng tự động, bởi 10% còn lại chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng trứng dùng để ấp. Cùng với một máy ấp trứng tự động sức chứa khoảng 300 trứng được chế tạo trước đó và một "máy nở" do mình thiết kế riêng để chứa những trứng sắp nở, mình vừa chủ động được nguồn gà giống liên tục cho gia đình, vừa bán gà giống cho một số đại lý ở địa phương" - anh kể.
Niềm tin + kiến thức + liều lĩnh = thành công
Thành công từ việc chế tạo máy ấp trứng đã mở lối cho Linh rẽ sang một hướng đi mới. Ban đầu, nhiều người đến mua gà giống khá bất ngờ trước chi phí đầu tư, chế tạo một máy ấp trứng tự động của Linh nên ngỏ ý mua lại. Chưa có kinh nghiệm về kinh doanh, lại đang có công việc ổn định ở một công ty nên Linh còn chần chừ chưa quyết định sẽ sản xuất máy ấp trứng để cung ứng.
Sau khi tìm hiểu, thấy một số nơi cung cấp máy ấp trứng từ nước ngoài có giá thành cao hơn nhiều so với chi phí tự sản xuất, Linh quyết định đầu tư sản xuất và cung ứng máy cho các hộ có nhu cầu. Anh nhập thêm máy móc, thiết bị để phục vụ việc chế tạo máy, tự nghiên cứu hoàn thiện để máy vận hành ổn định, cấu kiện chắc chắn cho việc vận chuyển.
Máy ấp trứng do anh làm vừa đảm bảo hiệu suất cao nhất, vừa phải vận hành ổn định, dễ điều chỉnh để thích hợp với phần đông người dùng. Những sự cố trục trặc về kỹ thuật, Linh đều có thể hướng dẫn khắc phục qua điện thoại hoặc trực tiếp đến hỗ trợ cho các hộ đặt mua máy. Ngoài ra, tỷ lệ tự động của các máy này khá cao nhưng dễ sử dụng, những linh kiện thay thế cũng phổ biến. Hiện tại, Linh nhận đặt chế tạo máy ấp trứng tự động với sức chứa từ 54 đến 480 trứng, với giá chỉ khoảng từ 850 nghìn đồng đến 6,5 triệu đồng tùy chủng loại.
"Thời gian đầu, mình tự quảng bá sản phẩm bằng cách chạy quảng cáo trên mạng xã hội, nhưng hiệu quả kinh doanh không cao. Sau này, mình tự thiết kế tờ quảng cáo, dán tại các đại lý cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi. Do các loại máy mình chế tạo có giá thành khá rẻ, lại phù hợp với nhiều quy mô chăn nuôi từ hộ gia đình đến trang trại nên nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt mua, nhờ gửi hàng. Hiện tại, mình đã có 5 đại lý ở Tam Kỳ và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và đang tích cực mở rộng thêm. Bước đầu, mỗi tháng mình bán ra khoảng 10 máy ấp trứng tự động. Lãi thu được sẽ dùng để đầu tư thêm thiết bị, nhà xưởng" - Linh tâm sự.
Không chỉ thu lợi từ việc cung ứng máy ấp trứng tự động, Linh còn tự ấp trứng gà với đầu ra ổn định khoảng 700 – 800 con giống mỗi tháng. Thời gian này, anh đang tập trung cho việc mở rộng nhà xưởng, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm và thành lập công ty riêng. Những sản phẩm chất lượng, được kiểm tra kỹ càng trước khi xuất xưởng dần có mặt ở nhiều trang trại lớn trong tỉnh. Bí quyết thành công, theo anh cần phải chăm chỉ, dám chịu thất bại và không từ bỏ ước mơ.
 
ĐTK tổng hợp theo nld

Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ... chuồng gà

Bằng sự đam mê và mong muốn giúp nhà nông vơi đi vất vả, anh Phạm Văn Linh (27 tuổi, thôn Tiên Xuân 2, xã Tam Anh Nam, Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã mày mò nghiên cứu, sáng chế ra chiếc máy ấp trứng tự động giá rẻ.

Linh nói, chuyện khởi nghiệp của mình như một giấc mơ. Ngay cả khi bắt đầu mày mò, tìm hiểu để chế tạo máy ấp trứng gia cầm tự động, xuất phát của chàng trai trẻ chỉ giản đơn là mong muốn giúp đỡ cho gia đình. Bí quyết của anh là sự chăm chỉ, dám đối diện thất bại, và cả chút "liều lĩnh" của tuổi trẻ.
Tài không đợi tuổi
Hẹn gặp trong một quán cà phê ở Tam Kỳ, khi anh đang phải ngược xuôi giữa quê và phố để vừa bỏ mối máy ấp trứng tự động, vừa lo những công việc gia đình khi vợ sinh đứa con đầu lòng.
Vẫn dáng vẻ tất tả của một "người nhà quê" như anh tự nhận, Linh đưa tập tài liệu in sẵn, giới thiệu về những loại máy ấp trứng gia cầm do mình tự chế tạo, một kiểu "marketing" rất riêng của anh trong thời gian qua. Tốt nghiệp một trường cao đẳng về công nghệ, anh học liên thông lên đại học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, sau đó trở về quê, xin việc tại một doanh nghiệp ở Chu Lai.
Anh Phạm Văn Linh với chiếc máy ấp trứng do mình chế tạo. Ảnh: THÀNH CÔNG
Ý tưởng khởi nghiệp bắt nguồn từ chính nghề nuôi gà truyền thống của ba mẹ Linh. Anh tâm sự, một lần, khi cùng người nhà đi mua gà giống, anh nảy ra ý định chế tạo máy ấp trứng để giúp ba mẹ. Với giá khoảng 20 nghìn đồng/con gà giống, trong khi giá mỗi trứng gà chỉ ở khoảng vài ba nghìn đồng, khoản tiền chênh lệch sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư con giống cho chính gia đình mình.
Sẵn vốn kiến thức về công nghệ, anh lên mạng tìm thêm tài liệu về chế tạo máy ấp trứng tự động, sau đó tham gia các diễn đàn về công nghệ để trao đổi kỹ thuật lắp ráp, nguồn cung thiết bị. "Với những gì học được, mình bắt tay vào chế tạo máy ấp trứng nhưng... thất bại. Qua nhiều lần thử, tỷ lệ trứng nở vẫn quá thấp so với yêu cầu. Với một người vừa mới bắt đầu như mình, cũng có lúc nản, vì tiền lương kiếm được đều dồn vào mua máy móc" - Linh nhớ lại.
Khoảng thời gian ít ỏi ngoài giờ làm việc ở công ty, Linh dành hết cho việc thử nghiệm chế tạo máy ấp trứng tự động. Thay thế cho những linh kiện tìm tại chỗ thiếu ổn định, chất lượng thấp, anh tìm đến các nguồn cung cấp linh kiện chất lượng hơn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đồng thời những thông số về nhiệt độ, độ ẩm được anh thử nghiệm kỹ càng để cho ra kết quả tốt nhất. Linh cũng tự mày mò để thiết kế được mạch điều khiển tự động hệ thống cân bằng độ ẩm trong máy ấp.
Cuối năm 2015, chiếc máy ấp trứng tự động với sức chứa khoảng 500 trứng được anh chế tạo thành công, tỷ lệ nở đạt đến hơn 90%. "Đây là tỷ lệ nở mức lý tưởng đối với máy ấp trứng tự động, bởi 10% còn lại chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng trứng dùng để ấp. Cùng với một máy ấp trứng tự động sức chứa khoảng 300 trứng được chế tạo trước đó và một "máy nở" do mình thiết kế riêng để chứa những trứng sắp nở, mình vừa chủ động được nguồn gà giống liên tục cho gia đình, vừa bán gà giống cho một số đại lý ở địa phương" - anh kể.
Niềm tin + kiến thức + liều lĩnh = thành công
Thành công từ việc chế tạo máy ấp trứng đã mở lối cho Linh rẽ sang một hướng đi mới. Ban đầu, nhiều người đến mua gà giống khá bất ngờ trước chi phí đầu tư, chế tạo một máy ấp trứng tự động của Linh nên ngỏ ý mua lại. Chưa có kinh nghiệm về kinh doanh, lại đang có công việc ổn định ở một công ty nên Linh còn chần chừ chưa quyết định sẽ sản xuất máy ấp trứng để cung ứng.
Sau khi tìm hiểu, thấy một số nơi cung cấp máy ấp trứng từ nước ngoài có giá thành cao hơn nhiều so với chi phí tự sản xuất, Linh quyết định đầu tư sản xuất và cung ứng máy cho các hộ có nhu cầu. Anh nhập thêm máy móc, thiết bị để phục vụ việc chế tạo máy, tự nghiên cứu hoàn thiện để máy vận hành ổn định, cấu kiện chắc chắn cho việc vận chuyển.
Máy ấp trứng do anh làm vừa đảm bảo hiệu suất cao nhất, vừa phải vận hành ổn định, dễ điều chỉnh để thích hợp với phần đông người dùng. Những sự cố trục trặc về kỹ thuật, Linh đều có thể hướng dẫn khắc phục qua điện thoại hoặc trực tiếp đến hỗ trợ cho các hộ đặt mua máy. Ngoài ra, tỷ lệ tự động của các máy này khá cao nhưng dễ sử dụng, những linh kiện thay thế cũng phổ biến. Hiện tại, Linh nhận đặt chế tạo máy ấp trứng tự động với sức chứa từ 54 đến 480 trứng, với giá chỉ khoảng từ 850 nghìn đồng đến 6,5 triệu đồng tùy chủng loại.
"Thời gian đầu, mình tự quảng bá sản phẩm bằng cách chạy quảng cáo trên mạng xã hội, nhưng hiệu quả kinh doanh không cao. Sau này, mình tự thiết kế tờ quảng cáo, dán tại các đại lý cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi. Do các loại máy mình chế tạo có giá thành khá rẻ, lại phù hợp với nhiều quy mô chăn nuôi từ hộ gia đình đến trang trại nên nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt mua, nhờ gửi hàng. Hiện tại, mình đã có 5 đại lý ở Tam Kỳ và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và đang tích cực mở rộng thêm. Bước đầu, mỗi tháng mình bán ra khoảng 10 máy ấp trứng tự động. Lãi thu được sẽ dùng để đầu tư thêm thiết bị, nhà xưởng" - Linh tâm sự.
Không chỉ thu lợi từ việc cung ứng máy ấp trứng tự động, Linh còn tự ấp trứng gà với đầu ra ổn định khoảng 700 – 800 con giống mỗi tháng. Thời gian này, anh đang tập trung cho việc mở rộng nhà xưởng, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm và thành lập công ty riêng. Những sản phẩm chất lượng, được kiểm tra kỹ càng trước khi xuất xưởng dần có mặt ở nhiều trang trại lớn trong tỉnh. Bí quyết thành công, theo anh cần phải chăm chỉ, dám chịu thất bại và không từ bỏ ước mơ.
 
ĐTK tổng hợp theo nld
Ðọc thêm..
Tiết trời oi bức, ngột ngạt và mưa gió bất thường là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch cúm AH7N9.

Hiện nay, thời tiết đang nắng nóng với nền nhiệt lên cao gần 50 độ C, rồi lại mưa gió bất thường. Hiện tượng nắng nóng đầu tiên của mùa hè 2017 được các nhà dự báo khí tượng thủy văn cho rằng hơn 40 năm mới có đợt nắng nóng như thế này mới xảy ra. Dưới tiết trời oi bức, ngột ngạt và mưa gió bất thường là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch cúm AH7N9 nguy cơ cao xảy ra trên người và gia cầm do vậy không thể chủ quan lơ là mất cảnh giác.
Nguy cơ cao
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) gần đây dịch bệnh Cúm A trên người có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc; trong đó, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây giáp với Việt Nam cũng đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch bệnh cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là rất cao nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ cơ sở. 
Mặt khác, chủng vi rút Cúm A/H7N9 vẫn luôn nguy hiểm ở chỗ chỉ mang trùng trên gia cầm nhưng lại không gây chết gà nên rất khó phát hiện. Trong khi đó nếu người ăn phải gia cầm sống và tiếp súc với gia cầm mang bệnh lại bị lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 và gây tử vong cho người. Hơn nữa, đến nay chưa có vác xin phòng bệnh với chủng viruts cúm này trên gia cầm và người. 
Hiện nay, Hà Nội có tổng đàn gia cầm lớn đứng đầu cả nước với gần 28 triệu con, cùng 2 chợ đầu mối gia cầm lớn là chợ Hà Vĩ (huyện Thường Tín) và chợ Hải Bối (huyện Đông Anh). Riêng chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ có số lượng gia cầm vận chuyển tiêu thụ tại chợ trung bình từ 40 - 60 tấn gia cầm/ngày đêm (khoảng 20.000 - 30.000 con), trung bình mỗi tháng khoảng 700.000 con, mỗi năm khoảng 8 triệu con gia cầm. 
Nguồn gốc gia cầm về chợ chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và từ một số tỉnh miền Nam ra như Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, … Chợ Hải Bối có số lượng tiêu thụ gia cầm khoảng trên 3000 con/ngày đêm nhưng lại có 19 hộ giết mổ trực tiếp gà sống ngay tại khu vực chợ, bình quân giết mổ khoảng trên 2000 con/ngày. 
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có rất nhiều vùng chăn nuôi gia cầm thủy cầm lớn như khu vực chăn nuôi gà Đồi ở Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Thụy An (Ba Vì), khu vực chăn nuôi gia cầm ở huyện Chương Mỹ (khoảng 4,7 triệu con) tập trung ở một số xã như Thủy Xuân Tiên, Hoàng văn Thụ. Chăn nuôi thủy cầm (vịt, ngan) thuộc huyện Ứng Hòa (khoảng hơn 1 triệu con).
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hà Nội cho biết, với thực trạng trên thì nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm tại Hà Nội là quá cao. Nếu chủ quan, lơ là với các giải pháp phòng chống bệnh sẽ là rất nguy hiểm với dịch cúm gia cầm nói chung, dịch cúm A/H7N9 nói riêng trên gia cầm và trên người. Trong khi đó, mỗi ngày Hà Nội còn có khoảng 10 triệu người đến học tập và sinh sống. 
Nhiều kịch bản ứng phó với dịch
Từ đầu năm 2017 đến nay với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã ngăn chặn được dịch bệnh trên gia súc gia cầm, không để dịch lớn xảy ra. Đặc biệt, thành phố đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, kiểm dịch kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, giám sát dịch bệnh từ mọi nơi về Hà Nội nên không để dịch cúm A/H7N9 xảy ra trên người và gia cầm. 
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để kiểm soát được dịch bệnh cúm gia cầm Sở đã tăng cường quản lý, giám sát chặt tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ổ dịch và bao vây, khống chế, xử lý ổ dịch kịp thời. Đồng thời, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm; nghiêm cấm việc chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nghi bệnh, không rõ nguồn gốc. 
Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, ngăn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Huy Đăng, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, muốn kiểm soát tốt dịch bệnh cần khuyến khích các cơ sở chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn sinh học và xây dựng cơ sở an toàn dịch đối với bệnh cúm gia cầm. 
Ngoài ra, cơ quan chức năng nên kiểm tra, rà soát, giám sát công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn; yêu cầu người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc xin cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y. Đồng thời thực hiện việc tốt việc vệ sinh cơ giới, tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn, đây là giải pháp hữu hiệu vừa phòng chống dịch cúm A/H7N9 vừa làm sạch môi trường phòng chống dịch bệnh trên người và vật nuôi nói chung, làm lành mạnh môi trường sống. 
Cùng với đó, Hà Nội cũng chủ động, tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, sản xuất giống, các chợ kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhất là tại các chợ đầu mối như chợ Hà Vĩ, chợ Hải Bối, các chợ dân sinh có buôn bán gia cầm sống. 
Bên cạnh đó, lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Y tế, cơ quan truyền thông báo đài của Trung ương và Hà Nội cũng tăng cường tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm; kiểm tra, giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến gia cầm, sản phẩm gia cầm; điều tra, ngăn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
 
ĐTK tổng hợp theo baotintuc

Nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H7N9 rất cao

Tiết trời oi bức, ngột ngạt và mưa gió bất thường là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch cúm AH7N9.

Hiện nay, thời tiết đang nắng nóng với nền nhiệt lên cao gần 50 độ C, rồi lại mưa gió bất thường. Hiện tượng nắng nóng đầu tiên của mùa hè 2017 được các nhà dự báo khí tượng thủy văn cho rằng hơn 40 năm mới có đợt nắng nóng như thế này mới xảy ra. Dưới tiết trời oi bức, ngột ngạt và mưa gió bất thường là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch cúm AH7N9 nguy cơ cao xảy ra trên người và gia cầm do vậy không thể chủ quan lơ là mất cảnh giác.
Nguy cơ cao
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) gần đây dịch bệnh Cúm A trên người có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc; trong đó, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây giáp với Việt Nam cũng đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch bệnh cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là rất cao nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ cơ sở. 
Mặt khác, chủng vi rút Cúm A/H7N9 vẫn luôn nguy hiểm ở chỗ chỉ mang trùng trên gia cầm nhưng lại không gây chết gà nên rất khó phát hiện. Trong khi đó nếu người ăn phải gia cầm sống và tiếp súc với gia cầm mang bệnh lại bị lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 và gây tử vong cho người. Hơn nữa, đến nay chưa có vác xin phòng bệnh với chủng viruts cúm này trên gia cầm và người. 
Hiện nay, Hà Nội có tổng đàn gia cầm lớn đứng đầu cả nước với gần 28 triệu con, cùng 2 chợ đầu mối gia cầm lớn là chợ Hà Vĩ (huyện Thường Tín) và chợ Hải Bối (huyện Đông Anh). Riêng chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ có số lượng gia cầm vận chuyển tiêu thụ tại chợ trung bình từ 40 - 60 tấn gia cầm/ngày đêm (khoảng 20.000 - 30.000 con), trung bình mỗi tháng khoảng 700.000 con, mỗi năm khoảng 8 triệu con gia cầm. 
Nguồn gốc gia cầm về chợ chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và từ một số tỉnh miền Nam ra như Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, … Chợ Hải Bối có số lượng tiêu thụ gia cầm khoảng trên 3000 con/ngày đêm nhưng lại có 19 hộ giết mổ trực tiếp gà sống ngay tại khu vực chợ, bình quân giết mổ khoảng trên 2000 con/ngày. 
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có rất nhiều vùng chăn nuôi gia cầm thủy cầm lớn như khu vực chăn nuôi gà Đồi ở Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Thụy An (Ba Vì), khu vực chăn nuôi gia cầm ở huyện Chương Mỹ (khoảng 4,7 triệu con) tập trung ở một số xã như Thủy Xuân Tiên, Hoàng văn Thụ. Chăn nuôi thủy cầm (vịt, ngan) thuộc huyện Ứng Hòa (khoảng hơn 1 triệu con).
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hà Nội cho biết, với thực trạng trên thì nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm tại Hà Nội là quá cao. Nếu chủ quan, lơ là với các giải pháp phòng chống bệnh sẽ là rất nguy hiểm với dịch cúm gia cầm nói chung, dịch cúm A/H7N9 nói riêng trên gia cầm và trên người. Trong khi đó, mỗi ngày Hà Nội còn có khoảng 10 triệu người đến học tập và sinh sống. 
Nhiều kịch bản ứng phó với dịch
Từ đầu năm 2017 đến nay với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã ngăn chặn được dịch bệnh trên gia súc gia cầm, không để dịch lớn xảy ra. Đặc biệt, thành phố đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, kiểm dịch kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, giám sát dịch bệnh từ mọi nơi về Hà Nội nên không để dịch cúm A/H7N9 xảy ra trên người và gia cầm. 
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để kiểm soát được dịch bệnh cúm gia cầm Sở đã tăng cường quản lý, giám sát chặt tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ổ dịch và bao vây, khống chế, xử lý ổ dịch kịp thời. Đồng thời, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm; nghiêm cấm việc chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nghi bệnh, không rõ nguồn gốc. 
Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, ngăn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Huy Đăng, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, muốn kiểm soát tốt dịch bệnh cần khuyến khích các cơ sở chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn sinh học và xây dựng cơ sở an toàn dịch đối với bệnh cúm gia cầm. 
Ngoài ra, cơ quan chức năng nên kiểm tra, rà soát, giám sát công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn; yêu cầu người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc xin cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y. Đồng thời thực hiện việc tốt việc vệ sinh cơ giới, tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn, đây là giải pháp hữu hiệu vừa phòng chống dịch cúm A/H7N9 vừa làm sạch môi trường phòng chống dịch bệnh trên người và vật nuôi nói chung, làm lành mạnh môi trường sống. 
Cùng với đó, Hà Nội cũng chủ động, tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, sản xuất giống, các chợ kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhất là tại các chợ đầu mối như chợ Hà Vĩ, chợ Hải Bối, các chợ dân sinh có buôn bán gia cầm sống. 
Bên cạnh đó, lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Y tế, cơ quan truyền thông báo đài của Trung ương và Hà Nội cũng tăng cường tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm; kiểm tra, giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến gia cầm, sản phẩm gia cầm; điều tra, ngăn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
 
ĐTK tổng hợp theo baotintuc
Ðọc thêm..
Giá nông sản hôm nay 8.6, dự báo thị trường hồ tiêu vẫn tiếp tục im ắng, giao dịch dè dặt vì với mức giá thấp nhất 71.000 đồng/kg của ngày hôm qua, hầu hết nông dân và thương lái đều nóng ruột như ngồi trên chảo lửa. Với mặt hàng cà phê, mở cửa phiên giao dịch sàn thế giới trái chiều nhau, trong khi sàn New York tăng nhẹ thì sàn London ngập sắc đỏ.

Giá nông sản hôm nay 8.6, dự báo giá hồ tiêu không có biến động mạnh và vẫn ở mức thấp. Ảnh minh hoạ
Giá tiêu gần chạm mức 70.000 đồng/kg
Sau 2 ngày giá giảm liên tiếp, giá thu mua hồ tiêu tại các vùng nguyên liệu lớn trong nước ngày hôm qua tiếp tục giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 71.000 – 73.000 đồng/kg. Khi giá tiêu về quanh mức 80.000 - 82.000 đồng/kg của tuần trước, nhiều chuyên gia cho rằng giá tiêu sẽ ổn định và khó giảm, song không ai ngờ được giá tiêu lại tụt xuống gần chạm mốc 70.000 đồng/kg như hiện nay. 
Đối với bà con nông dân, mức giá này đã giảm rất khủng khiếp, song với các đại lý, thương lái thì họ còn "sốc" hơn. Chủ đại lý V.N ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết, tâm lý lâu nay của đại lý là đầu cơ tích trữ tiêu, do đây là mặt hàng thương mại thu lợi nhuận cao nhất trong mấy năm qua, mặc dù đòi hỏi đại lý phải “dày vốn” với ít nhất là 5 tỷ đồng vốn lưu động.
“Tuy nhiên, có ai ngờ năm nay giá tiêu không đạt như 2 năm trước mà giảm nhanh, giảm sâu như vậy. Mới đầu năm nay, tiêu vẫn còn trên 130.000 đồng, sau đó từ tháng 4 bắt đầu tụt dần xuống 100.000 đồng, rồi hiện trên 70.000 đồng/kg. Bây giờ các đại lý cấp 2 như tụi tôi thật sự chới với, bao nhiêu vốn liếng đều nằm hết trong kho, tiêu đầy kho mà bán ra không được" - chủ đại lý V.N nói.
Giá tiêu tham khảo tại một số thị trường nội địa (ngày 7.6). Nguồn: tintaynguyen.com
Trao đổi với PV, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - cho biết: “Tôi không thể ngờ giá tiêu lại tụt dốc không phanh như vậy, thiệt hại của người trồng tiêu trong mấy tháng qua là rất lớn. Do người dân găm hàng nên thời gian tới giá có thể tăng nhưng không nhiều, còn về dài hạn thì dự báo 2 năm tới giá tiêu còn giảm mạnh hơn nữa”.
Cũng theo ông Bính, tốt nhất là người dân nên ngừng trồng mới hồ tiêu trong vòng 5 năm tới, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường.
Trong khi đó, vì nguồn cung ngày càng hạn hẹp nên tiêu Ấn Độ liên tiếp tăng giá. Thị trường kỳ hạn phiên 6.6 đã không có lô hàng nào được nhập về. Cụ thể, giá tiêu giao ngay tại Ấn Độ tăng thêm 100 rupee lên 50.600 rupee/tạ (hàng chưa chọn lọc) và 52.600 rupee/tạ (hàng đã chọn lọc).
Thu hoạch hồ tiêu tại Ấn Độ và Việt Nam hầu như đã hoàn tất. Sản lượng tại Ấn Độ được báo cáo là giảm nhiều so với năm ngoái và giá năm nay tương đối cao. Do nhu cầu nội địa lớn và sản lượng giảm, thị trường hồ tiêu tại Ấn Độ tiếp tục không ổn định và giá tiêu cho thấy xu hướng tiếp tục tăng. Tính trung bình giá tiêu đen Malabar nội địa trong tháng 5 đã tăng 2,30 % so với trung bình của tháng trước.
Tại Sri Lanka, giá tiêu trung bình tại các khu vực trồng tiêu cũng đã tăng thêm 2,34 %, vụ thu hoạch hồ tiêu của Sri Lanka trong năm nay đã bắt đầu vào tháng 5.
Giá cà phê đảo chiều giảm 
Hôm qua, thị trường cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên lại đảo chiều giảm 200 đồng xuống giao dịch phổ biến ở mức 42.800 – 43.300 đồng/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ tại cảng TP.HCM, giá FOB lên mức 1.945 USD/tấn, với mức chênh lệch trừ lùi 30 – 40 USD theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London. Mức giá này đã giảm 11 USD/tấn so với ngày trước đó.
Giá nông sản hôm nay tham khảo tại một số tỉnh Tây Nguyên (ngày 7.6). Nguồn: tintaynguyen.com
Trên sàn ICE Europe – London, trang giacaphe.com cho biết, giá cà phê Robusta đảo chiều giảm trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 11 USD, xuống 1.985 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 11 USD, còn 2.004 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình. Cấu trúc giá đảo ở các kỳ hạn gần được rút ngắn lại.
Tương tự, trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 2,9 cent, xuống 125,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 2,9 cent, còn 127,9 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Trước đó trong phiên đầu tuần, giá cà phê tăng mạnh nhờ hoạt động bán khống và thời tiết mùa đông bất lợi tại Brazil. Giá cà phê biến động thất thường trong khoảng 2 tuần gần đây khi thị trường liên tục cập nhật về tình hình thời tiết tại Brazil và nguồn cung tại một số nước sản xuất lớn.
Bên cạnh vấn đề thời tiết, lúc này các nhà buôn đang quan tâm đến hàng vụ mới ra của Brazil. Theo đánh giá sơ bộ từ các nhà xuất khẩu thì đợt hàng vụ mới ra có kích cỡ hạt nhỏ hơn niên vụ vừa qua, cơ cấu hạt cỡ sàng 18 không còn được tỷ lệ như niên vụ cũ có thể đây chỉ là do đầu vụ thu hái, tình hình thu hái tại Brazil vẫn tiếp tục ổn định. Các lô hàng chào bán ra từ các nhà xuất khẩu rất thận trọng do chưa chắc lượng hàng có được trong tay thời điểm này, giá trừ lùi đang tại mức – khoảng 15 cents trên kỳ hạn tháng 7 sàn New York.
Tại Việt Nam cũng xuất hiện các chào mua mới từ các đại diện nhưng phần lớn vẫn không có nhiều hàng được bán khi giá chào mua FOB thấp hơn giá giao ngay trong nội địa, mức giá trừ lùi hiện tại đang -20/-30 USD/tấn kỳ hạn tháng 7, trong khi giá nội địa giao ngay lại đang ở mức +20/+30 trên kỳ hạn giá tháng 7.
 
ĐTK tổng hợp theo danviet

Giá nông sản hôm nay 8.6: Lo ngay ngáy vì giá tiêu, cà phê khó đoán

Giá nông sản hôm nay 8.6, dự báo thị trường hồ tiêu vẫn tiếp tục im ắng, giao dịch dè dặt vì với mức giá thấp nhất 71.000 đồng/kg của ngày hôm qua, hầu hết nông dân và thương lái đều nóng ruột như ngồi trên chảo lửa. Với mặt hàng cà phê, mở cửa phiên giao dịch sàn thế giới trái chiều nhau, trong khi sàn New York tăng nhẹ thì sàn London ngập sắc đỏ.

Giá nông sản hôm nay 8.6, dự báo giá hồ tiêu không có biến động mạnh và vẫn ở mức thấp. Ảnh minh hoạ
Giá tiêu gần chạm mức 70.000 đồng/kg
Sau 2 ngày giá giảm liên tiếp, giá thu mua hồ tiêu tại các vùng nguyên liệu lớn trong nước ngày hôm qua tiếp tục giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 71.000 – 73.000 đồng/kg. Khi giá tiêu về quanh mức 80.000 - 82.000 đồng/kg của tuần trước, nhiều chuyên gia cho rằng giá tiêu sẽ ổn định và khó giảm, song không ai ngờ được giá tiêu lại tụt xuống gần chạm mốc 70.000 đồng/kg như hiện nay. 
Đối với bà con nông dân, mức giá này đã giảm rất khủng khiếp, song với các đại lý, thương lái thì họ còn "sốc" hơn. Chủ đại lý V.N ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết, tâm lý lâu nay của đại lý là đầu cơ tích trữ tiêu, do đây là mặt hàng thương mại thu lợi nhuận cao nhất trong mấy năm qua, mặc dù đòi hỏi đại lý phải “dày vốn” với ít nhất là 5 tỷ đồng vốn lưu động.
“Tuy nhiên, có ai ngờ năm nay giá tiêu không đạt như 2 năm trước mà giảm nhanh, giảm sâu như vậy. Mới đầu năm nay, tiêu vẫn còn trên 130.000 đồng, sau đó từ tháng 4 bắt đầu tụt dần xuống 100.000 đồng, rồi hiện trên 70.000 đồng/kg. Bây giờ các đại lý cấp 2 như tụi tôi thật sự chới với, bao nhiêu vốn liếng đều nằm hết trong kho, tiêu đầy kho mà bán ra không được" - chủ đại lý V.N nói.
Giá tiêu tham khảo tại một số thị trường nội địa (ngày 7.6). Nguồn: tintaynguyen.com
Trao đổi với PV, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - cho biết: “Tôi không thể ngờ giá tiêu lại tụt dốc không phanh như vậy, thiệt hại của người trồng tiêu trong mấy tháng qua là rất lớn. Do người dân găm hàng nên thời gian tới giá có thể tăng nhưng không nhiều, còn về dài hạn thì dự báo 2 năm tới giá tiêu còn giảm mạnh hơn nữa”.
Cũng theo ông Bính, tốt nhất là người dân nên ngừng trồng mới hồ tiêu trong vòng 5 năm tới, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường.
Trong khi đó, vì nguồn cung ngày càng hạn hẹp nên tiêu Ấn Độ liên tiếp tăng giá. Thị trường kỳ hạn phiên 6.6 đã không có lô hàng nào được nhập về. Cụ thể, giá tiêu giao ngay tại Ấn Độ tăng thêm 100 rupee lên 50.600 rupee/tạ (hàng chưa chọn lọc) và 52.600 rupee/tạ (hàng đã chọn lọc).
Thu hoạch hồ tiêu tại Ấn Độ và Việt Nam hầu như đã hoàn tất. Sản lượng tại Ấn Độ được báo cáo là giảm nhiều so với năm ngoái và giá năm nay tương đối cao. Do nhu cầu nội địa lớn và sản lượng giảm, thị trường hồ tiêu tại Ấn Độ tiếp tục không ổn định và giá tiêu cho thấy xu hướng tiếp tục tăng. Tính trung bình giá tiêu đen Malabar nội địa trong tháng 5 đã tăng 2,30 % so với trung bình của tháng trước.
Tại Sri Lanka, giá tiêu trung bình tại các khu vực trồng tiêu cũng đã tăng thêm 2,34 %, vụ thu hoạch hồ tiêu của Sri Lanka trong năm nay đã bắt đầu vào tháng 5.
Giá cà phê đảo chiều giảm 
Hôm qua, thị trường cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên lại đảo chiều giảm 200 đồng xuống giao dịch phổ biến ở mức 42.800 – 43.300 đồng/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ tại cảng TP.HCM, giá FOB lên mức 1.945 USD/tấn, với mức chênh lệch trừ lùi 30 – 40 USD theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London. Mức giá này đã giảm 11 USD/tấn so với ngày trước đó.
Giá nông sản hôm nay tham khảo tại một số tỉnh Tây Nguyên (ngày 7.6). Nguồn: tintaynguyen.com
Trên sàn ICE Europe – London, trang giacaphe.com cho biết, giá cà phê Robusta đảo chiều giảm trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 11 USD, xuống 1.985 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 11 USD, còn 2.004 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình. Cấu trúc giá đảo ở các kỳ hạn gần được rút ngắn lại.
Tương tự, trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 2,9 cent, xuống 125,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 2,9 cent, còn 127,9 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Trước đó trong phiên đầu tuần, giá cà phê tăng mạnh nhờ hoạt động bán khống và thời tiết mùa đông bất lợi tại Brazil. Giá cà phê biến động thất thường trong khoảng 2 tuần gần đây khi thị trường liên tục cập nhật về tình hình thời tiết tại Brazil và nguồn cung tại một số nước sản xuất lớn.
Bên cạnh vấn đề thời tiết, lúc này các nhà buôn đang quan tâm đến hàng vụ mới ra của Brazil. Theo đánh giá sơ bộ từ các nhà xuất khẩu thì đợt hàng vụ mới ra có kích cỡ hạt nhỏ hơn niên vụ vừa qua, cơ cấu hạt cỡ sàng 18 không còn được tỷ lệ như niên vụ cũ có thể đây chỉ là do đầu vụ thu hái, tình hình thu hái tại Brazil vẫn tiếp tục ổn định. Các lô hàng chào bán ra từ các nhà xuất khẩu rất thận trọng do chưa chắc lượng hàng có được trong tay thời điểm này, giá trừ lùi đang tại mức – khoảng 15 cents trên kỳ hạn tháng 7 sàn New York.
Tại Việt Nam cũng xuất hiện các chào mua mới từ các đại diện nhưng phần lớn vẫn không có nhiều hàng được bán khi giá chào mua FOB thấp hơn giá giao ngay trong nội địa, mức giá trừ lùi hiện tại đang -20/-30 USD/tấn kỳ hạn tháng 7, trong khi giá nội địa giao ngay lại đang ở mức +20/+30 trên kỳ hạn giá tháng 7.
 
ĐTK tổng hợp theo danviet
Ðọc thêm..